Quy trình bảo dưỡng lau dầu tại AUTOMATICWATCH.VN
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra mức độ có hư hỏng, vô nước, sai số, biên độ dao động đồng hồ.
Bước 2 : Tháo rời máy sau đó vệ sinh vỏ, dây đồng hồ.
Bước 3: Tháo kim mặt số bằng dụng cụ và miếng lót chuyên dụng tránh gây trày xước kim và mặt.
Bước 4: Tháo rời các chi tiết máy kiểm tra nếu có bộ phận nào bị rỉ sét hay bị mòn quá mức không thể khắc phục sẽ gọi điện báo khách và xin phép thay thế bằng bộ phận đúng chuẩn của máy.
Bước 5: Vệ sinh siêu âm các chi tiết máy bằng dung dịch làm sạch Elma của Gemany sau đó làm khô bằng dung dịch chuyên dụng nhằm làm sạch tối ưu nhất ( đối với những đồng hồ đã bị rỉ sét lâu ngày thì cần ngâm dung dịch tẩy sét và làm sạch bằng tay sau đó siêu âm máy và làm khô bằng dung dịch )
Bước 6: Ngâm dung dịch chống loang dâu 1 số chi tiết máy có ma sát nhiều ( bước này giúp dầu máy không bị loang ra khỏi vị trí ma sát nhiều, bộ máy sẽ hoạt động tốt hơn trong thời gian dài )
Bước 7: Lắp ráp máy và chấm dầu
Mỗi bộ phận trong bộ máy đồng hồ sẽ cần những loại dầu khác nhau, sử dụng 6-8 loại dầu , mỡ khác nhau để bộ máy có thể bôi trơn tốt nhất. Người thợ chấm dầu cần chấm đúng loại dầu không quá nhiều, không quá ít theo đúng tiêu chuẩn của Hãng quy định. Nếu chấm quá nhiều dầu sẽ gây chảy dầu khỏi vị trí cần bôi trơn làm khô dầu nhanh hoặc có thể dính dầu vào dây tóc gây sai số, nếu chấm quá ít thì không đủ bôi trơn. Bất kì chấm sai loại dầu vào vị trí nào cũng có thể gây sai số hoặc không có tác dụng bôi trơn.
Tất cả các loại dầu, mỡ sử dụng của hãng Moebius Thụy Sỹ từ độ đặc, loãng khác nhau để bôi trơn các vị trí khác nhau.
Bước 8: Khử từ đồng hồ
Sau khư sử dụng và bảo dưỡng ít nhiều đồng hồ sẽ bị nhiễm từ tính, khử từ sẽ giúp loại bỏ từ tính làm cho đồng hồ chạy chính xác hơn.
Bước 9: Canh chỉnh sai số đồng hồ
Bước quan trọng kiểm tra biên độ dao động và sai số sau đó canh chỉnh về thấp nhất có thể.
Người thợ đồng hồ sẽ phải kiểm tra 6 chiều ( úp, ngửa, 3h,6h,9h,12h ) để biết sai số trung bình 1 ngày của bộ máy đồng hồ hiện tại, sau đó căn chỉnh lại cho chính xác theo tiêu chuẩn của hãng.
Với những bộ máy thông thường độ chính khoảng-10 đến +25s/ ngày
Với những bộ máy cao cấp độ chính xác đạt từ -4 đến +6s/ ngày.
Có những bộ máy rất cao cấp độ chính xác có thể đạt -2 đến +2s/ ngày. Tuy nhiên sẽ canh chỉnh sai số thấp hơn các thông số trên nếu có thể.
Đối với các dòng đồng hồ cao cấp như Rolex, Omega... sử dụng vít Microstella để điều chỉnh sai số thì cần sử dụng dụng canh chỉnh chuyên dụng thụy sỹ mới có thể điều chỉnh.
Bước 10: Kiểm tra chống nước lần 1
Trước khi lắp ráp máy sẽ lắp vỏ và núm để kiểm tra chống nước bằng máy nén khí kiểm tra độ kín nước của bộ vỏ.
Bước 11: Lắp ráp máy vào vỏ
Thổi sạch bụi mặt trong kính, mặt số và nắp máy vào vỏ
Bôi trơn hệ thống ron chống nước bằng silicon giúp chống nước tốt hơn và tránh khô, lão hóa ron chống nước.
Bước 12: Kiểm tra chống nước lần 2
Sau khi nắp ráp hoàn thiện sẽ kiểm tra độ kín nước lần 2 bằng bằng máy điều áp chân không Elma giúp máy đồng hồ đảm bảo đã đạt khả năng chịu nước theo tiêu chuẩn của hãng. ( kiểm tra chống nước 2 lần bằng 2 loại máy khác nhau giúp phát hiện khe hở trên vỏ đồng hồ dù nhỏ nhất )
Bước 13: Kiểm tra thẩm mĩ và độ ổn định
Bước này cần khoảng 50 tiếng để kiểm tra nạp và tích cót bằng máy Cyclotest, đảm bảo đồng hồ nạp, tích cót tốt và chạy chính xác theo tiêu chuẩn của hãng.
Viết bình luận