CÁCH XỬ LÝ GẤP KHI CHƯA THỂ MANG ĐỒNG HỒ BỊ VÀO NƯỚC ĐẾN NƠI SỬA CHỮA
Dấu hiệu nhận biết đồng hồ bị vào nước: mặt trong kính bám hơi nước, mặt kính mờ, nước đọng trên mặt số…kể cả các trường hợp sử dụng sai chỉ số chống nước đều phải thực hiện các biện pháp xử lý bên dưới càng nhanh càng tốt nếu chưa thể mang đi sửa chữa.
- Sấy khô, hong dưới bóng đèn, để đồng hồ trong thùng gạo… ( những cách này chỉ là tạm thời khi chưa thể mang đi bảo hành) không nên tự tháo mở chúng đồng hồ, có thể khiến đồng hồ hỏng nặng hơn.
- CÁCH TỐT NHẤT là bạn nên mang ngay đồng hồ tới Trung tâm bảo hành, cửa hàng đồng hồ uy tín để kỹ thuật viên xử lý. Nếu để lâu, hơi nước sẽ làm hư hại bộ máy và oxi hóa mặt số, kim của đồng hồ.
Các bước bảo dưỡng đồng hồ bị vào nước tại Automatic Watch
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra mức độ hư hỏng và tư vấn độ chống nước của mẫu đồng hồ để xác định nguyên nhân vào nước.
Bước 2: Vệ sinh vỏ ngoài và tháo mở vỏ.
Bước 3: Tháo máy khỏi vỏ, tháo các bộ phận máy của máy cơ và kiểm tra, nếu có bộ phận nào bị rỉ sét hay bị ăn mòn, sẽ gọi điện báo khách và xin phép thay thế bằng bộ phận đúng chuẩn của máy.
Bước 4: Vệ sinh từng bộ phận máy và vỏ bằng dung dịch chuyên dụng
Bước 5: Làm khô các bộ phận.
Bước 6: Ngâm dung dịch chống loang dầu 1 số chi tiết ma sát nhiều ( bước này giúp dầu máy không bị loang ra khỏi vị trí ma sát nhiều, bộ máy sẽ hoạt động tốt hơn trong thời gian dài )
Bước 7: Lắp máy trở lại như ban đầu và chấm dầu thích hợp ( tất cả dùng 3-7 loại dầu nhập khẩu từ Thụy Sĩ cho từng vị trí khác nhau )
Bước 8: Kiểm tra thay ron chống nước cùng loại với ron của mẫu đồng hồ và bôi sililon lên tất cả các ron chống nước ( giúp chống nước tốt hơn và chống lõa hóa ron khi sử dụng )
Bước 9: Lắp ráp lại và canh chỉnh bằng máy độ chính xác chuẩn của máy đồng hồ.
Bước 10: Kiểm tra độ kín nước chuẩn của đồng hồ bằng máy đo áp xuất nước.
Bước 11: Vệ sinh, kiểm tra chất lượng và thẩm mỹ trước khi giao trả khách hàng.
Xử lí đồng hồ bị vào nước mất bao lâu?
Giá bao nhiêu?
Quy trình bảo dưỡng đồng hồ bị vào nước cần cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác cũng như thời gian đo đạc hiệu quả hoạt động bộ máy nên sẽ mất khá nhiều thời gian, nhanh nhất cũng phải mất từ 5-10 ngày trở lên.
Giá bảo dưỡng đồng hồ bị vào nước sẽ tuỳ thuộc vào chức năng bộ máy, loại máy, độ phức tạp của máy, thương hiệu máy,… giá thấp nhất sẽ từ 200.000 VND trở lên, chưa tính trong quá trình kiểm tra, phát hiện một vài bộ phận nào đó bị hỏng và cần sửa chữa thêm hoặc thay mới.
Bạn nên đem đồng hồ đến cửa tiệm, chúng tôi sẽ kiểm tra đồng hồ, tư vấn và báo giá trực tiếp cho bạn, và trong quá trình lau dầu, nếu có phát hiện bộ phận đã bị hỏng trong máy, AutomaticWatch sẽ gọi điện thông báo cho bạn và xin phép được sửa chữa thêm hoặc thay mới.
Một số nguyên nhân thường gặp khiến đồng hồ bị hấp hơi nước hoặc vào nước
-
Đồng hồ bị hở khi tiếp xúc với nước
Đồng hồ của bạn có thể bị hở do va chạm mạnh hay rơi rớt, khiến trên chiếc đồng hồ có vết nứt, kẽ hở và tiếp xúc với nước khiến nước vào được.
Một yếu tố khác, khi bạn chỉnh giờ, hạn chế chỉnh giờ trong môi trường nước và nhớ đóng chốt chỉnh giờ trước khi tiếp xúc với nước, nước có thể len vào kẻ hở trong nút chốt khi bạn điều chỉnh giờ vào trong đồng hồ.
-
Cho đồng hồ tiếp xúc nước không đúng khả năng
Ví như đeo đồng hồ 3bar mà đi lặn biển, hay đeo đồng hồ 5bar để lặn sâu xuống biển bằng bình dưỡng khí,… thì chắc chắn sẽ vượt quá khả năng chống nước đồng hồ và nước sẽ xâm nhập được vào bên trong máy.
Tại sao đồng hồ chống nước 3Bar=30M nhưng vẫn bị vào nước khi đi bơi trên mặt nước, khi bơi dưới nước cổ tay hoạt động rất mạnh nên áp lực nước cũng rất mạnh và còn có thể va đập vào những vật khác.
Bạn nên nắm ý nghĩa của thông số chống nước, khả năng chống nước của đồng hồ bạn và có cách sử dụng phù hợp.
-
Tiếp xúc với các dung dịch hoá chất hoặc dung dịch nước có nồng độ muối, tính kiềm cao
Các sản phẩm như xà bông đậm đặc, nước rửa chén hoặc xăng, dầu,… và muối có trong nước biển, mồ hôi tay, thức ăn,.. sẽ dễ dàng len lỏi vào kẻ hở đồng hồ nhanh hơn nước và thậm chí, ăn mòn dần các chất liệu chống nước của đồng hồ.Chúng sẽ tiếp xúc với vòng ron và vòng cao su làm cho dây cao su mục và cứngdần đi mất khả năng đàn hồi.
-
Tiếp xúc với nhiệt độ bất thường
Đây là nguyên do bất ngờ nhất mà ít ai nghĩ tới.
Đa phần những ciếc đồng hồ hiện đại sẽ có khả năng chịu nhiệt từ 5 độ – 40 độ C.
Có một vị khách đi công tác vài ngày, ở trên vùng núi có nhiệt độ thất thường, sáng nắng nóng gắt, tối ẩm và lạnh; tự nhiên thấy mờ hết kính, có bám hơi nước ở trong mà không hiểu tại sao, dù lúc nào đi tắm cũng tháo đồng hồ ra chứ không để ngâm nước thế mà lại có nước lọt vào, làm hư đồng hồ.
hoặc một vị khách tự tin với độ chống nước của chiếc đồng hồ mình, đeo vào đi xông hơi, khiến đồng hồ bị hấp hơi nước và bộ phận máy bên trong đồng hồ bị hư mục hoàn toàn dù bên ngoài vẫn đẹp như mới.
Việc tiếp xúc với nhiệt độ bất thường sẽ làm các ron cao su của đồng hồ có tác dụng chặn nước bị dãn nở theo nguyên lý “nóng nở ra, lạnh co lại”.
Khi ra ngoài lạnh, các ron cao su bị co lại nhưng không đều ngay lập tức. Chính thời điểm này đồng hồ dễ bị hấp hơi và đọng nước bên trong máy gây hư hại cho các linh kiện đồng hồ.
Hơn nữa, nếu ở trong nhiệt độ cao thường xuyên, sẽ dẫn đến gioăng cao su cũng liên tục bị co dãn, lâu ngày dẫn đến trơ ron , giảm đi đáng kể khả năng chống nước của đồng hồ.
Một điểm nữa là, bên trong đồng hồ được đảm bảo kín khít so với bên ngoài nhưng vẫn có không khí chứ không phải là chân không.
Mà không khí luôn có lượng ẩm nhất định, khi có thay đổi nhiệt độ, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, thì sẽ dẫn đến hiện tượng bốc hơi hoặc ngưng tụ hơi nước có trong không khí.
Điều này không có lợi cho các chi tiết bên trong máy và làm giảm tuổi thọ của đồng hồ.
Có nên bảo dưỡng đồng hồ bị vào nước tại cửa tiệm không có uy tín
Việc không lựa chọn kỹ cửa tiệm để kiểm tra, bảo dưỡng đồng hồ bị vào nước có thể khiến bạn gặp rủi ro sau:
_ Làm xước vỏ đồng hồ do thiếu kinh nghiệm xử lý và làm sai kỹ thuật thao tác.
_ Không có đầy đủ dụng cụ chuyên dụng để tháo mở vỏ đồng hồ dễ dàng.
_ Lau dầu không đạt tiêu chuẩn cho đồng hồ hoạt động lâu dài. Không đủ và đúng loại dầu cho từng bộ phận và vị trí khác nhau.
_ Không có dụng cụ, máy móc đo độ hoạt động chính xác chuẩn của đồng hồ
_ Không vệ sinh kỹ bộ phận máy sau khi lau dầu, chấm qua nhiều dầu hoặc không đủ dầu dẫn đến đồng hồ hoạt động không chính xác, vẫn để bụi trong máy, làm cho máy mau chóng bị hư.
_ Lắp đặt lại mà không kiểm tra, bảo dưỡng các ron chống thấm nước và núm điều chỉnh để bảo đảm độ chống nước của đồng hồ, khiến đồng hồ sẽ dễ dàng bị vào nước sau khi tháo lắp.
Viết bình luận